Header image

Sự kiện

Cart

Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam tiếp tục khẳng định là nền tảng quan trọng để tăng năng suất và phát triển bền vững, kiến tạo các giải pháp quản trị tinh gọn thuần Việt cho ngành Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam

Tại hội nghị Hội nghị về các giải pháp thúc đẩy phát triển Công nghê Hỗ trợ (CNHT) Việt Nam diễn ra ngày 19/12/2018, Thủ tướng Chính Phủ đã chỉ ra một số điểm còn điểm hạn chế cần quan tâm và khắc phục ngay để nền Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam phát triển đúng với tiềm năng của nó. Trong đó có thể kể đến: Năng lực quản trị của doanh nghiệp, năng lực nghiên cứu phát triển sản phẩm, đặc biệt là đào tạo trong nội bộ doanh nghiệp để có được nguồn nhân lực chất lượng cao để phát triển doanh nghiệp bền vững.

Liên quan đến các giải pháp quản trị, theo Thủ tướng, các doanh nghiệp rất cần phải thay đổi phương pháp quản trị cũ, áp dụng phương pháp quản trị hiện đại, phù hợp với điều kiện phát triển của doanh nghiệp trong thời kỳ mới.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc phát biểu tại hội nghị về các giải pháp phát triển công nghệ hỗ trợ của Việt Nam (ảnh: GKM)

Tại hội nghị, bài học của THACO Trường Hải áp dụng quản trị đặc thù của THACO trong đó công ty có áp dụng các phương pháp của hệ thống Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam (Tâm thế, Quản trị Tinh gọn) mang đã mang lại hiệu quả thiết thực như tăng năng suất chất lượng và hướng tới phát triển bền vững doanh nghiệp. Thực tiễn áp dụng Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam tại THACO là một bài học thành công cho ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam. Điều này chứng tỏ rằng mỗi doanh nghiệp tại mỗi quốc gia đều cần phải có một hệ thống Quản trị doanh nghiệp đặc thù thiết thực phù hợp với chính thực tiễn của mình.

Ông Trần Bá Dương phát biểu tại hội nghị (ảnh: Báo Mới)

GS. Kenichi Ohno, Viện Nghiên cứu Chính sách Quốc gia Nhật Bản (GRIPS) cũng cho rằng, các phương pháp quản trị của Nhật Bản khi áp dụng tại Việt Nam rất cần phải được chuyển hóa cho phù hợp. Đặc biệt phải được đặt trên một nền móng Tâm thế và áp dụng hệ thống Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam do TS. Nguyễn Đăng Minh của Viện Quản trị Tinh gọn GKM kiến tạo (đã có đăng ký sỡ hữu trí tuệ tai Việt Nam và Nhật Bản). Theo GS. Ohno, khi thay đổi Tâm thế và Tư duy quản trị nền tảng thì không chỉ các doanh nghiệp ngành CNHH mà các doanh nghiệp Việt Nam đều có thể có được bước tiến trong nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm như bài học điển hình tại THACO áp dụng thành công một cách sáng tạo các phương pháp của Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam.

GS. Kenichi Ohno trình bày tham luận về nâng cao năng suất tại hội nghị (ảnh: GKM)

Công nghiệp hỗ trợ của Việt Nam trong những năm qua đã có rất nhiều những thành tựu tích cực cả về lượng và chất, giúp nâng cao khả năng cạnh tranh DN, sản phẩm, đẩy mạnh việc tiếp thu, chuyển giao công nghệ và thúc đẩy sự phát triển của các DN vừa và nhỏ trong nước. Bên cạnh đó, ngành công nghiệp hỗ trợ cũng ngày càng được nhà nước và xã hội dành sự quan tâm chính đáng hơn bởi vai trò rất quan trọng, tạo ra giá trị gia tăng cao, tạo nền tảng để thực hiện thành công quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần giúp nền kinh tế tăng trưởng bền vững, dài hạn, thoát thu nhập trung bình.

GKM tham dự đóng góp ý kiến tại hội nghị (ảnh: GKM)

Để phát triển ngành công nghệ hỗ trợ của Việt Nam Viện Quản trị tinh gọn GKM có một số luận bàn về thực trạng và giải pháp như sau:

Sự thiếu hụt về R&D đã làm hạn chế khả năng thu lợi từ những công đoạn đem lại giá trị gia tăng cao đồng thời khiến ngành sản xuất trong nước bị lệ thuộc bởi nguồn cung ứng nguyên vật liệu từ nước ngoài. Mặc dù vậy, nghiên cứu phát triển thực sự đang được hiểu bằng những quan điểm dường như quá “cao siêu”. Với bản tính thông minh và sáng tạo của người Việt Nam, đăc biệt là thực trạng quản trị công nghệ ở Việt Nam còn rất nhiều dư điạ để cải tiến sáng tạo, việc vay nhiều vốn để đầu tư lớn cho công nghệ hiện đại mới chưa hẳn là cần thiết. Tại Nhật Bản, Đức, có rất nhiều doanh nghiệp sử dụng công nghệ máy móc từ những năm 50-60 của thế kỷ 20 vẫn có thể tạo ra những sản phẩm tinh xảo sử dụng trong ngành công nghiệp hàng không, vũ trụ. Điều quan trọng là các doanh nghiệp phải suy nghĩ về R&D, cải tiến hay đổi mới sáng tạo theo quan điểm của quản trị hay còn gọi là Quản trị R&D, Quản trị Cải tiến liên tục nhưng phải được Made in Vietnam, phù hợp với hoàn cảnh và điều kiện của Việt Nam.

Con người là nguồn lực quan trọng nhất của bất cứ doanh nghiệp nào để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ tốt. Hiện nay, các doanh nghiệp nói chung và xã hội nói riêng thường có xu hướng phó mặc việc đào tạo nguồn nhân lực cho ngành giáo dục (các trường ĐH, CĐ, Đào tạo nghề). Tuy nhiên, thực tế đã chứng minh không có ngôi trường nào có thể đào tạo đầy đủ và thực tiễn bằng chính doanh nghiệp của người lao động. Theo mô hình Quản trị nhân sự Tinh gọn Made in Vietnam, để có thể có nguồn nhân lực làm được R&D, vai trò của doanh nghiệp trong đào tạo nội bộ chiếm 80%, còn đào tạo tại các trường lớp phổ thông, ĐH, CĐ chỉ có thể đóng góp 20% sự hiệu quả trong công việc của một người lao động. Chính vì vậy, các doanh nghiệp cần phải có kế hoạch đào tạo nội bộ thường xuyên và liên tục, song hành với quá trình phát triển của người lao động tại doanh nghiệp nếu có mong muốn xây dựng được nguồn nhân lực chất lượng cao cho mình.

GKM sẽ đồng hành với các doanh nghiệp để cùng xây dựng hệ thống đào tạo nội bộ cho doanh nghiệp, hỗ trợ doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực vững chắc cho doanh nghiệp, hỗ cho các các cá nhân trong tổ chức phát triển được sự nghiệp, yên tâm công tác, giảm tỉ lệ nhảy việc và không gắn bó với doanh nghiệp, đào tạo nguồn nhân lực cho nghiên cứu phát triển R&D ngay tại doanh nghiệp.

Các đại biểu tham dự hội nghị cùng PTT. Trịnh Đình Dũng (ảnh: GKM)

Với quan điểm “Muốn đi nhanh hãy đi một mình, muốn đi xa hãy đi cùng nhau”, Viện Quản trị Tinh gọn GKM rất mong muốn được đồng hành cùng các doanh nghiệp trong ngành CNHH nói riêng và tất cả các ngành sản xuất, kinh doanh dịch vụ nói chung của Việt Nam áp dụng các Tư duy quản trị nền tảng, các phương pháp quản trị của Quản trị Tinh gọn Made in Vietnam để nâng cao năng lực quản trị, nâng cao hiệu quả R&D, nâng cao chất lượng nguồn lao động để từ đó nâng cao năng suất tổng thể, chất lượng sản phẩm và dịch vụ, hướng tới phát triển bền vững. Đó là những hành động thiết thực nhất để thể hiện khát vọng, tinh thần phát triển đất nước, tinh thần “Vì một Việt Nam ngày càng tươi đẹp hơn, vì một cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn”.

Bình luận

error: Content is protected !!